Cấy Ghép Implant Có Tốt Không?
1. Implant là gì?
Implant là một trụ bằng Titanium với hình dáng giống chân răng được cấy ghép vào trong xương hàm. Sau vài tháng, khi đã tích hợp với xương xung quanh, trụ implant được kết nối với phục hình phía trên và dùng để nâng đỡ chắc chắn cho hàm giả, mão và cầu giúp bạn cảm nhận và trông như răng thật.
Chúng bao gồm ba phần khác nhau:
Implant: Tất cả các trụ Implant đều được làm bằng Titanium có tính tương thích sinh học cao, không gây kích ứng hay bất kỳ ảnh hưởng nào tới cơ thể.
Đây là một ốc vít kết nối trực tiếp với hàm và hoạt động như một chân răng thay thế cho răng thật của bạn. Trong một số tình huống, xương có thể cần phải được ghép trước khi cấy ghép implant. Tùy vào tình trạng xương hàm của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn loại trụ Implant phù hợp nhất.
Abutment: Với thiết kế 2 đầu và mang chức năng như một cùi răng để nâng đỡ mão răng sứ trên trụ Implant. Abutment có kết cấu vòng ren để có thể bắt cố định vào trụ Implant, tạo một tổng thể vững chắc và sát khít.
Chất liệu làm Abutment có thể bằng sứ hoặc kim loại với nhiều hình dạng khác nhau, tùy thuộc vị trí cấy ghép Implant là ở phần răng cửa hay răng hàm…
Mão răng: là phần phục hồi lại thân răng trên Abutment nhằm thực hiện chức năng ăn nhai cũng như thẫm mỹ.
2. Tại sao nên dùng Implant để thay thế răng mất?
Răng mất có thể làm giảm giá trị cuộc sống của bạn: ảnh hưởng đến nụ cười, đến khả năng ăn nhai, cản trở giao tiếp và làm các răng kế bên có thay đổi vị trí. Bạn có thể khắc phục những vấn đề đó bằng hàm giả không vững hoặc cầu răng và phải mài bớt răng khoẻ kế bên để làm răng trụ.
Một số lợi ích của cấy ghép implant bao gồm:
• Cấy ghép răng bảo tồn xương bằng cách thay thế chân răng bị mất.
• Cấy ghép implant giúp phát triển xương và cung cấp hỗ trợ xương tự nhiên cho cơ mặt và da (đặc biệt là quanh môi và miệng), giúp đạt được vẻ ngoài trẻ trung cho bệnh nhân bị mất răng.
• Cấy ghép implant bảo vệ răng tự nhiên liền kề, tránh được việc làm tổn thương các răng bên cạnh.
• Cấy ghép implant giúp cải thiện nhịp thở và oxy máu, ngược lại với phương pháp hàm tháo lắp có thể tháo rời có thể ngăn chặn sự chuyển động tự nhiên của luồng khí vào cơ thể và thậm chí gây ra hoặc làm trầm trọng thêm chứng ngưng thở khi ngủ.
• Cấy ghép implant cải thiện chức năng ăn nhai đầy đủ bằng cách giúp phân bổ đều các lực trong quá trình nhai giữa các răng, như răng tự nhiên, không giống như các phương pháp khác.
• Cấy ghép implant giúp giảm sự mài mòn của các răng khác bảo vệ tất cả các răng khác và tăng tuổi thọ của chúng trong thời gian dài. Giúp duy trì sự liên kết và tỷ lệ thích hợp của nụ cười.
• Cấy ghép implant cải thiện các triệu chứng ngưng thở khi ngủ – một triệu chứng có thể xảy ra hoặc làm trầm trọng hơn bằng cách phục hình không cấy ghép.
• Mão cấy ghép dễ vệ sinh hơn so với cầu vì nó được làm sạch như răng tự nhiên và không có thức ăn bị kẹt bên dưới như cầu răng sứ hoặc răng giả tháo lắp.
3. Tại sao cần phải ghép xương?
Bệnh nhân thường đến vì tình trạng mất răng và xương đã tiêu không đủ thể tích xương để đặt implant tiêu chuẩn. Việc cấy Implant khi thể tích xương xung quanh không đủ sẽ khiến Implant không vững, vì thế cần được thực hiện kĩ thuật tăng thể tích xương (ghép xương), cung cấp một nền xương tốt để đảm bảo implant đặt vào tồn tại lâu dài.
4. Tuổi thọ của Implant được bao lâu?
Implant tồn tại bao lâu không chỉ tuỳ thuộc vào kỹ năng và vùng chúng được ghép mà còn phụ thuộc cách chăm sóc khi bạn mang nó sau đó. Bằng các kỹ thuật hiện đại và vật liệu tân tiến, tỷ lệ thành công của hiện nay trên 96%, có thể tồn tại suốt cuộc đời của bạn. Ngoài ra, implant có thể làm giảm việc mất xương ở những người mất răng (ví dụ các bệnh nhân mất hết răng ở 1 hàm hay cả 2 hàm).
Với Implant, bạn không còn lo lắng vì hàm giả toàn hàm hay bán hàm lỏng lẻo hay lo lắng phải mài các răng khoẻ còn lại để làm cầu răng. Răng mới sẽ ổn định vị trí và chúng không dựa vào các răng kế cận để được nâng đỡ. Bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn dễ chịu khi bạn mỉm môi, cười, nói và ăn nhai
Tuy nhiên, vì Implant liên quan đến phẫu thuật và đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm, nên chi phí sẽ cao hơn so với những phục hình thông thường. Bạn nên tìm hiểu và tư vấn với bác sĩ để biết được chi phí mình phải bỏ ra để đảm bảo tài chính của bản thân.
5. Các kiểu phục hình dựa trên Implant
• Thay thế răng đơn lẻ: Cấy ghép Implant đơn lẻ ở vị trí răng mất. Tương ứng với một trụ Implant và một răng sứ trên Implant.
• Thay thế 1 vài răng: Implant được đặt để lưu giữ cầu răng mà không nguy hại đến các răng khoẻ còn lại của bệnh nhân.
• Implant toàn hàm: Khoảng 4 – 6 implant hoặc nhiều hơn được cấy ghép vào xương hàm, tùy thuộc vào hàm của bạn bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp cụ thể. Phục hình trên implant có thể là cố định hay tháo lắp tùy vào vấn đề xương và kinh phí của bệnh nhân.
6. Ai có thể cấy Implant?
Hầu hết những người mất răng đều cấy ghép Implant thành công! Bệnh nhân phải trên 18 tuổi, có sức khoẻ tốt, nướu lành mạnh và xương bên dưới đầy đủ.
Nếu mắc các chứng mãn tính (như nghiến răng, nghiến răng lúc ngủ) hoặc các bệnh như tiểu đường nặng, tỉ lệ thành công của Implant giảm một cách đáng kể. Hơn nữa, những người hút thuốc nhiều làm giảm khả năng thành công khi cấy Implant.
Những bệnh nhân được cấy Implant phải tích cực quan tâm chăm sóc. Thành công lâu dài tuỳ thuộc vào vệ sinh răng miệng cẩn thận và săn sóc kỹ vùng răng miệng bao gồm đánh răng, chải kẻ và khám răng định kỳ.
Hãy hỏi chuyên gia nha khoa xem implant có thích hợp cho bạn không? Họ sẽ tư vấn cho bạn những kế hoạch giúp cải thiện nụ cười và ăn nhai phù hợp nhất. Bạn sẽ có thể quyết định chính xác để duy trì sức khoẻ lâu dài cho răng, phù hợp với hoàn cảnh và tài chính cho riêng mình.