Nứt Răng Và Cách Điều Trị
1. Có phải các răng điều nứt vỡ theo cách giống nhau?
Có nhiều nguyên nhân tác động khiến răng có thể bị nứt, vì vậy các vị trí và mức độ nứt cũng khác nhau:
• Răng bị nứt dọc – là một đường nứt chạy từ mặt nhai của răng xuống đến chân răng. Đôi khi nó ở bên dưới đường viền nướu và trong chân răng. Răng bị nứt không bị tách đôi ra làm 2 phần nhưng mô mềm bên trong thường bị tổn thương.
• Những đường trầy xước – Đây là những đường nứt rất nhỏ chỉ tác động bên ngoài lớp men răng. Chúng thường xuất hiện trên răng của người lớn và không gây đau. Những đường trầy xước này không cần phải điều trị.
• Nứt ở đỉnh răng – Phần đỉnh này nằm trên bề mặt cắn của răng, nếu như phần đỉnh này bị tổn thương thì răng sẽ dễ bị vỡ. Bạn sẽ bị đau khi bạn cắn.
• Răng bị chẻ ra – Đây thường là kết quả của việc không điều trị răng bị nứt. Răng bị chẻ ra làm 2 phần. Những khe nứt thẳng đứng dưới chân răng là những vết nứt bắt đầu từ chân răng đi lên tới bề mặt cắn.
2. Nguyên nhân răng bị nứt?
Có nhiều nguyên nhân khiến cho răng bị nứt, như là:
• Tật nghiến răng tạo cho những răng bên dưới một áp lực lớn.
• Miếng trám lớn làm cho răng bị yếu.
• Nhai hoặc cắn những vật cứng như nước đá, kẹo cứng làm bằng mật đường, hay nhai xương.
• Một cú đánh vào cằm hay hàm dưới.
• Bệnh về nướu.
• Thay đổi nhiệt độ đột ngột trong miệng.
3. Nhận biết khi răng bị nứt?
Dấu hiệu rất khó nhận ra và triệu chứng cũng đa dạng. Bạn thỉnh thoảng có thể bị đau khi nhai, đặc biệt là khi giải phóng lực cắn. Nhiệt độ có thể gây khó chịu cho răng nhất là khi lạnh. Hoặc là bạn có thể bị nhạy cảm với chất ngọt nhưng mà không hề có dấu hiệu của sâu răng. Sự sưng tấy có thể giới hạn trong một vùng nhỏ gần chiếc răng bị tổn thương.
Nếu bị đau dữ dội, hãy giảm đau nhưng bạn hãy nhớ là phải hỏi ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ khi định dùng bất kì dược phẩm nào.
4. Tại sao những đường nứt không thể hiện trên phim X-quang nha khoa?
Không may là đôi khi phim X-quang nha khoa không thể hiện lên những răng bị nứt. Bởi vì chùm tia X phải song song với vết nứt trước khi xuyên qua nó.
Tuy nhiên đôi khi một số dấu hiệu của vết nứt có thể được thấy. Với những khe nứt thẳng đứng ở chân răng, nếu như vết nứt đủ dài thì phần xương mất thẳng dứng có thể được nhìn thấy. Nha sĩ có thể dùng một tia sáng hay một kính lúp để tìm vết nứt. Họ cũng có thể dùng một loại thuốc nhuộm đặc biệt để nhận biết vết nứt.
5. Răng bị nứt có cần phải điều trị hay không?
Câu trả lời là có. Quan trọng là phải nhận được lời khuyên của nha sĩ càng sớm càng tốt để việc điều trị có hiệu quả hơn. Nếu như chúng không được điều trị, những răng bị nứt vỡ này sẽ dễ dẫn đến sự chết tủy và chỗ bị áp xe sẽ phát triển. Khi đó bạn cần phải điều trị tủy hoặc phải nhổ bỏ răng. Trong trường hợp nghiêm trọng răng có thể bị tách ra làm hai. Nếu việc này xảy ra thì nha sĩ không thể cứu răng được nữa và răng cần phải nhổ bỏ.
6. Răng bị nứt được điều trị như thế nào?
Việc lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ hư tổn của răng. Bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ trước khi thực hiện.
• Bonding – đây là cách dùng nhựa tổng hợp lắp đầy vào vết nứt và nó có thể sữa chữa dễ dàng vết mẻ trên cạnh răng. Bonding có thể phục hồi lại hình dạng của răng.
• Cosmetic contouring – được làm khi miếng mẻ rất nhỏ, phần đỉnh gồ ghề của răng được mài tròn và đánh bóng để che vết nứt.
• Veneer – chúng lý tưởng cho những răng còn một lượng vừa cấu trúc răng còn lại, vì nó tồn tại trong một thời gian dài và cần một lượng tối thiểu của răng tháo ra trước. Veneer là một lớp sứ mỏng dùng để dáng lên mặt trước của răng.
• Mão răng – là phương pháp sau cùng dùng đến khi răng không thể dùng veneer. Mão răng làm cho răng cứng chắc hơn và khôi phục lại vẻ bề ngoài của răng. Nếu các dây thần kinh bị tổn thương và nhiễm trùng thì bạn phải điều trị tủy trước. Việc này bao gồm việc loại bỏ hết tất cả nhiễm trùng ra khỏi ống tủy. Chân răng được làm sạch và bít lại để tránh nhiễm trùng lại. Sau đó răng sẽ được gắn mão lên.
7. Sau khi được điều trị răng có lành hoàn toàn không?
Không giống như gãy xương, vết nứt trên răng không bao giờ lành lại hoàn toàn. Sau khi điều trị nếu vết nứt có thể trở nên trầm trọng hơn, bạn có thể vẫn bị mất răng. Tuy nhiên đối với vết nứt nhỏ bạn có thể giữ được trong nhiều năm sau khi điều trị, điều này còn phụ thuộc vào sự chăm sóc răng của bạn. Nha sĩ sẽ nói cho bạn những vấn đề đặc biệt và phương pháp điều trị.
8. Cách phòng tránh bị nứt răng?
Không hoàn toàn có thể tránh bị nứt răng, nhưng dưới đây là một số cách để ngăn ngừa:
• Đeo miếng bảo vệ miệng nếu như bạn bị nghiến răng khi ngủ, hay chơi thể thao
• Tránh cắn và nhai các vật cứng
• Khám nha sĩ định kỳ để theo dõi tình trạng răng của mình