Đặt lịch hẹn
Tổng quát - 29.10.2020

Điều Trị Tủy Răng Có Đau Không?

1. Điều trị tủy răng là gì

Điều trị tủy hay điều trị nội nha là thủ thuật được thực hiện khi tủy răng bị viêm nhiễm do rất nhiều nguyên nhân mà phần lớn là do sâu răng lớn mà không điều trị ngoài ra có thể do chấn thương khiến răng bị vỡ, mẻ làm lộ tủy, bệnh lí nha chu phối hợp, sang chấn khớp cắn, bệnh lí mòn răng,….

download 1

Mục đích của việc điều trị là loại bỏ hết nhiễm trùng trong ống tủy bằng cách rửa sạch, tạo dạng ống tủy và trám bít ống tủy để tránh nhiễm trùng lại.

2. Biểu hiện của nhiễm trùng tủy

Những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ, thường xuất hiện vào ban đêm tự phát hay có kích thích. Đôi khi, bạn có thể không cảm thấy đau trong giai đoạn đầu bị nhiễm trùng. Một số trường hợp răng bạn bị sậm màu có nghĩa là tủy răng đã bị chết hoặc đang chết.

Tủy bị nhiễm khuẩn có thể lan ra vùng mô quanh chóp, gây ra áp xe mủ tại chỗ và gây sưng tấy quanh răng, một số trường hợp nặng hơn có thể gây ra viêm mô tế bào. Nếu như điều trị tủy không được làm kịp thời thì nhiễm trùng có thể lan rộng và chiếc răng có khả năng nhổ bỏ.

3. Quy trình thực hiện điều trị tủy răng

Điều trị tủy là một thủ thuật tương đối phức tạp và khó tiên lượng được kết quả. Tuy nhiên với sự phát triển ngày càng hiện đại về vật liệu, dụng cụ và thiết bị, công việc điều trị tủy trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn.

Đối với những răng khó (ống tủy tắc, vôi hóa ống tủy hay ống tủy cong, nhiều ống tủy phụ,..) sẽ tiên lượng dè dặt hơn, và có nguy cơ thất bại.

Điều Trị Tủy Răng không đau

Do đó, bất kì một ca điều trị nào cũng cần phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. Và một quy trình điều trị tủy răng tiêu chuẩn y tế sẽ trải qua lần lượt các bước dưới đây:

Bước 1. Thăm khám và xác định tình trạng viêm tủy răng

Bác sĩ sẽ dựa trên biểu hiện bệnh lý cùng với kết quả chụp phim X – quang để xác định ống tủy bị viêm nhiễm và mức độ hư hại để đưa ra quyết định điều trị hợp lý.

Bước 2. Gây tê trước khi lấy tủy

Trước khi lấy tủy, Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ để giảm ê nhức và khó chịu cho bệnh nhân. Thuốc gây tê sẽ hết sau khi kết thúc các công đoạn chữa tủy, thế nên sẽ không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân.

Bước 3. Đặt đế cao su

Đế cao su là công cụ để ngăn vùng điều trị với khoang miệng nhằm tránh thuốc điều trị tủy rơi xuống miệng. Bên cạnh đó, đặt đế cao su sẽ giữ cho răng chữa tủy luôn khô sạch, tránh sự xâm nhập của nước bọt.

Bước 4. Mở ống tủy để thăm dò các ống tủy

Để tạo ống tủy, bác sĩ sẽ dùng mũi khoan và dũa chuyên dụng. Ống tủy sẽ được mở đủ rộng để việc lấy tủy diễn ra dễ dàng.

Bước 5. Tạo hình ống tủy và bơm rửa các chất chuyên dụng

Sau khi tủy răng được loại bỏ hoàn toàn, bác sĩ sẽ tạo hình lại ống tủy và lấp đầy buồng tủy trống bằng vật liệu nha khoa.

Bước 6. Trám bít ống tủy

Công đoạn tạo hình ống tủy hoàn thành là lúc bác sĩ sẽ trám bít lại hố lấy tủy bằng vật liệu trám tương hợp sinh học để bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

Bước 7. Tái khám

Bác sĩ sẽ lên lịch hẹn tái khám để kiểm tra răng lấy tủy như thế nào và bệnh nhân có cảm thấy đau nhức hay không? Quá trình lành thương mô quanh chóp? Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn chúng ta cách chăm sóc và ăn uống phù hợp.

4. Điều trị tủy răng mất bao lâu thì xong?

Thông thường, một ca lấy tủy răng sẽ mất khoảng  30 phút đến 90 phút

Thời gian điều trị tủy răng phụ thuộc vào bệnh lí tủy, mức độ nghiêm trọng và độ khó của răng cần điều trị tủy. Răng nhiều chân càng tốn nhiều thời gian để tạo hình và làm sạch. Đặc biệt, trong một số trường hợp, ống tủy cong, ống tủy vôi hóa, hay các bất thường, phức tạp về hệ thống ống tủy làm cho công việc điều trị tủy gặp nhiều thách thức.

Chữa tuỷ răng bao lâu thì hết đau?

Nếu quy trình điều trị tủy răng diễn ra đúng kỹ thuật thì trong và sau khi lấy tủy, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau nhức hay chỉ cám giác hơi khó chịu. Ngay sau khi chữa tủy xong, bạn có thể ăn uống và sinh hoạt nhẹ nhàng ở vùng đó một thời gian 1 -2 tuần.

Tuy nhiên, một số trường hợp có thể đau sau điều trị tủy do thay đổi hệ vi khuẩn vùng mô quanh chóp hoặc cơ địa bệnh nhân không tương hợp với các thuốc được sử dụng trong ống tủy. Lúc đó, bác sĩ sẽ cho bạn đơn thuốc để giảm cảm giác đau sau chữa tủy. Nếu điều trị không cẩn thận có thể gây ra nhiễm trùng tái phát và việc điều trị có thể lập lại, nặng hơn có thể sẽ không giữ được chiếc răng.

Do đó, bạn hãy đến Nha khoa uy tín để được lấy tủy đúng cách, tránh phải tái điều trị nhiều lần. Quan trọng hơn, thao tác lấy tủy chính xác sẽ giúp bảo tồn thân răng tối đa và không gây đau nhức.

5. Bảo vệ răng đã điều trị tủy như thế nào?

Những chiếc răng đã được điều trị tủy thường sẽ yếu hơn: vấn đề về nha chu hay các bệnh lí vùng quanh chóp,… và nguyên nhân chính là do các điểm yếu cơ học do mất mô răng. Vì thế, một số trường hợp mô răng còn tốt thì chỉ cần trám lại vẫn thực hiện tốt chức năng ăn nhai. Nhưng trong phần lớn trường hợp những răng đã điều trị tủy cần phải được tái tạo lại bằng sứ để hạn chế tét, gãy khi ăn nhai.

SecOp 1Hall Crowns

Mão sứ cho răng đã chữa tủy

Tuy nhiên dù là phương pháp nào răng đã điều trị tủy cũng không thể chắc chắn như răng thật, cần có chế độ ăn uống và chăm sóc tốt như:

– Ăn nhai nhẹ nhàng, hạn chế nhai thức ăn cứng

– Đánh răng không quá mạnh, sử dụng loại bàn chải lông mềm

– Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch kẻ răng và những vùng bàn chải không vệ sinh tới

– Khám định kỳ 6 tháng/lần

Tin tức liên quan

Tổng quát - 16.03.2024

Răng Lấy Tủy Có Tồn Tại Được Hết Đời Không?

Xem chi tiết
Tổng quát - 09.03.2024

Viêm Chân Răng

Xem chi tiết
Tổng quát - 06.03.2024

Đau Nhức Răng Hàm Trên

Xem chi tiết
Tổng quát - 01.03.2024

Nhổ Răng Khôn

Xem chi tiết