Đặt lịch hẹn
Tổng quát - 10.01.2024

Cách Điều Trị Sâu Răng Và Phòng Tránh Hiệu Quả

1. Sâu răng là gì?

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến, xảy ra khi vi khuẩn trong miệng tấn công men răng và gây ra các lỗ sâu. Nếu không được điều trị, sâu răng có thể gây đau đớn, nhiễm trùng và thậm chí mất răng vĩnh viễn.

Cách Điều Trị Sâu Răng Và Phòng Tránh Hiệu Quả

2. Nguyên nhân gây sâu răng

Vi khuẩn trong miệng là nguyên nhân chính gây sâu răng. Axit là sản phẩm của quá trình chuyển hoá đường cuả vi khuẩn. Theo thời gian, axit này phá hủy men răng. Men răng là lớp ngoài cùng của răng, có tác dụng bảo vệ răng khỏi các tác nhân gậy hại bên ngoài.

Ngoài ra, các yếu tố sau cũng có thể làm gia tăng nguy cơ bị sâu răng:

  • Chế độ ăn uống nhiều đường: Đường là nguồn thức ăn chính của vi khuẩn trong miệng. Khi ở môi trường miệng có nhiều đường, vi khuẩn sẽ tạo nhiều axit hơn, gây hại cho men răng.
  • Không chải răng thường xuyên: Chải răng giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
  • Không sử dụng chỉ nha khoa: Chỉ nha khoa giúp loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám từ kẽ răng, nơi bàn chải đánh răng không thể tiếp cận được.
  • Không uống đủ nước: Nước giúp trung hòa axit trong miệng, giúp bảo vệ men răng.
  • Một số bệnh lý: Một số bệnh lý, chẳng hạn như bệnh lý tuyến nước bọt, làm giảm tiết nước bọt và khô miệng, khiến răng dễ bị sâu hơn.

3. Dấu hiệu nhận biết răng sâu:

Dấu hiệu của sâu răng thường bao gồm:

  • Mảng bám răng: Lớp màng xuất hiện trên bề mặt răng chính là mảng bám trên răng. Những mảng bám trên răng thường do nước bọt, thức ăn bám vào kẽ răng và chứa vi khuẩn, là nguyên nhân gây sâu răng. Những mảng bám này rất khó loại bỏ vì khó tan trong nước và có xu hướng dính chặt trên răng, thời gian lâu chúng sẽ chuyển sang màu vàng và thậm chí là màu đen. 
  • Vết trắng hoặc đen trên răng: Vết trắng hoặc đen trên răng là dấu hiệu của sâu răng ở giai đoạn đầu.
  • Cảm giác đau răng khi ăn hoặc uống đồ uống có hương vị ngọt, chua, nóng hoặc lạnh: Khi sâu răng phát triển, bạn có thể cảm thấy đau răng khi ăn hoặc uống các loại thức ăn và đồ uống quá nóng, lạnh hoặc độ chua cao.
  • Sâu răng có thể gây đau nhức dữ dội: Khi sâu răng lan rộng đến tủy răng, bạn có thể cảm thấy đau nhức dữ dội, thậm chí là sốt.
  • Răng bị mòn, dễ vỡ: Nếu sâu răng không được điều trị, răng có thể bị mòn, dễ vỡ.

4. Dưới đây là một số dấu hiệu sâu răng theo từng giai đoạn:

Giai đoạn 1:

  • Mảng bám răng bắt đầu tích tụ trên bề mặt răng.
  • Men răng bắt đầu bị phá hủy.
  • Có thể xuất hiện các vết trắng hoặc đen nhỏ trên bề mặt răng.

Giai đoạn 2:

  • Mảng bám răng tiếp tục tích tụ và men răng tiếp tục bị phá hủy.
  • Các lỗ sâu bắt đầu xuất hiện trên bề mặt răng.
  • Có thể cảm thấy đau răng nhẹ khi ăn hoặc uống các loại thức ăn và đồ uống nóng, lạnh, chua.

Giai đoạn 3:

  • Sâu răng đã lan rộng đến ngà răng.
  • Các lỗ sâu trở nên lớn hơn.
  • Có thể cảm thấy đau răng dữ dội.

Giai đoạn 4:

  • Sâu răng đã lan rộng đến tủy răng.
  • Răng có thể bị mòn, vỡ.
  • Có thể cần phải nhổ răng.

5. Cách phòng tránh răng sâu

Cách tốt nhất để phòng tránh sâu răng là thực hiện các biện pháp sau:

  • Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày, mỗi lần tối thiểu hai phút. Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor.
  • Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa từ kẽ răng.
  • Uống đủ nước, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn đồ ngọt.
  • Khám răng định kỳ 6 tháng một lần để bác sĩ nha khoa phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng.

các điều trị sâu răng và phòng tránh hiệu quả

6. Cách điều trị răng sâu

Tùy thuộc vào mức độ sâu răng, bác sĩ nha khoa có thể áp dụng một số phương pháp điều trị sau:

  • Trám răng: Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho các lỗ sâu nhỏ. Bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng vật liệu trám răng để lấp đầy lỗ sâu.
  • Fluor: giúp củng cố men răng, giúp răng chắc khỏe và ít bị sâu răng hơn.
  • Điều trị tuỷ: hay còn gọi là nội nha. Nếu sâu răng đã lan đến tủy răng, bác sĩ nha khoa có thể phải lấy tuỷ răng để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.
  • Mão răng: khi răng sâu vỡ lớn, miếng trám quá lớn dễ vỡ, bác sĩ sẽ mài chỉnh răng và bọc mão sứ hoặc kim loại để tái tạo răng.
  • Nhổ răng: trong trường hợp răng sâu vỡ rất lớn và không thể tái tạo nữa sẽ tiến hành nhổ bỏ.

TAGS:

Tin tức liên quan

Tổng quát - 16.03.2024

Răng Lấy Tủy Có Tồn Tại Được Hết Đời Không?

Xem chi tiết
Tổng quát - 09.03.2024

Viêm Chân Răng

Xem chi tiết
Tổng quát - 06.03.2024

Đau Nhức Răng Hàm Trên

Xem chi tiết
Tổng quát - 01.03.2024

Nhổ Răng Khôn

Xem chi tiết