Đặt lịch hẹn
Nha khoa trẻ em - 24.03.2021

Cách Chăm Sóc Răng Trẻ Em

1. Vì sao nên chăm sóc răng trẻ em đúng cách?

Trẻ em có thể không nhận thức được  rằng sâu răng đang hình thành. Đó là lý do tại sao việc kiểm tra và chăm sóc răng trẻ em thường xuyên rất quan trọng, ngay cả khi trẻ cảm thấy răng miệng ổn. Tuy nhiên, nếu bị đau răng hoặc đau miệng, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám nha sĩ càng sớm càng tốt.

Sâu răng rất phổ biến đến mức nhiều phụ huynh xem đây là điều hiển nhiên và có thể nghĩ rằng sâu răng của trẻ em không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, sâu răng có thể có các biến chứng nghiêm trọng và lâu dài, ngay cả đối với trẻ chưa có răng vĩnh viễn. Biến chứng sâu răng có thể bao gồm:

  • Đau răng
  • Áp xe răng
  • Sưng hoặc mủ quanh răng
  • Hư hỏng hoặc gãy răng
  • Gặp vấn đề nhai

Khi sâu răng trở nên nghiêm trọng, có thể gây ra các vấn đề:

  • Đau răng cản trở cuộc sống hàng ngày
  • Giảm cân hoặc các vấn đề dinh dưỡng do đau hoặc khó ăn hoặc nhai
  • Mất răng: nếu răng sữa mất sớm hơn thời gian quy định của chúng có thể làm các răng vĩnh viễn mọc lệch khỏi vị trí, đây là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng răng chen chúc, mọc lệch sau này.
  • Trong một số ít trường hợp, áp xe răng (túi mủ do nhiễm vi khuẩn) có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Cách Chăm Sóc Răng Trẻ Em

2. Làm thế nào tôi có thể ngăn ngừa sâu răng ở em?

Nguyên nhân chính của sâu răng không phải là lượng đường trong thức ăn, mà là thường xuyên ăn uống những thức ăn có đường. Khi trẻ càng thường xuyên ăn uống những đồ có đường thì chúng càng dễ bị sâu răng hơn. Do đó chỉ nên ăn thức ăn có đường trong giờ ăn chính. Nếu bạn cho con ăn thêm bữa ăn nhẹ thì hãy cho chúng ăn phô mai, rau củ hay trái cây.

Trong thức ăn chế biến sẵn của trẻ cũng có chứa rất nhiều đường. Hãy thử kiểm tra danh sách của các thành phần: lượng đường trong danh sách càng cao thì chúng càng có nhiều trong sản phẩm, đôi khi chúng được chỉ ra dưới các dạng như đường glucose, đường fructose, đường lactose, đường saccarose. Chải sạch răng hoàn toàn ít nhất 2 lần/ngày vào sáng và tối sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng.

3. Nên làm sạch răng miệng trẻ em như thế nào?

Làm sạch răng cho trẻ là một phần công việc vệ sinh hàng ngày của chúng. Bạn nên tìm một chỗ đứng hay ngồi phù hợp ở đằng sao trẻ. Nâng cằm của trẻ lên khi đó bạn có thể chạm tới các phần trên dưới răng của chúng dễ dàng hơn. Khi mà chiếc răng đầu tiên bắt đầu mọc, bạn thử dùng bàn chải đánh răng dùng cho trẻ phết một ít kem đánh răng. Điều quan trọng là bạn phải giám sát việc đánh răng của trẻ í nhất cho đến khi chúng lên 7.

Một khi tất cả các răng đều mọc đủ, bạn nên cho trẻ sử dụng bàn chải đầu nhỏ, lông mềm với những chuyển động hình tròn nhỏ và tập trung vào từng vị trí trên hàm. Đừng quên chải nhẹ nhàng ở mặt sau của răng và trên nướu. Nếu có thể tạo được thói quen đánh răng thì tốt nhất là một lần vào buổi sáng và một lần trước khi con bạn đi ngủ. Hãy nhớ khuyến khích trẻ vì những lời tán dương sẽ giúp trẻ thích đánh răng hơn.

Cách Chăm Sóc Răng Trẻ Em

4. Có nên dùng kem đánh răng có flour cho trẻ không?

Flour có trong nhiều nguồn khác nhau như là kem đánh răng, có thể trong nguồn nước nơi bạn sống. Chúng có thể giúp ngăn chặn sâu răng. Nếu bạn không chắc chắn về việc sử dụng kem đánh răng có chứa flour, bạn hãy hỏi nha sĩ. Bạn có thể dùng kem đánh răng có chứa flouride hàm lượng thấp cho trẻ. Thường thì chỉ cần một lớp mỏng kem đánh răng quét lên bàn chải cho tới lúc trẻ được 5 tuổi. Từ 5 – 7 tuổi thì dùng một lượng kem nhỏ hơn kích cỡ hạt đậu một chút và lượng kem bằng hạt đậu khi trẻ được 7 tuổi. Bạn có thể kiểm tra hàm lượng flouride trên bao bì của kem đánh răng. Trẻ con phải được giám sát cho tới khi 7 tuổi và bạn nên chắc chắn rằng trẻ không nuốt kem đánh răng.

5. Khi nào thì nên dẫn trẻ tới nha sĩ?

Trẻ em nên đến nha sĩ cùng với bố mẹ khi có thể. Bạn nên đưa trẻ đến nha sĩ thường xuyên nếu như nha sĩ yêu cầu. Điều này sẽ làm cho trẻ quen với những âm thanh, mùi vị, và chuẩn bị cho trẻ những lần gặp tiếp theo. Lần gặp đầu tiên càng sớm càng làm cho trẻ cảm thấy thoải mái nhiều hơn.

6. Khi nào răng của trẻ mọc lên?

Răng sữa của trẻ đã phát triển trước khi trẻ ra đời và sẽ bắt đầu mọc vào khoảng 6 tháng tuổi. 20 chiếc răng sữa sẽ được mọc khi trẻ lên 2 và răng hàm vĩnh viễn đầu tiên sẽ mọc lúc 6 tuổi. Sau đó răng vĩnh viễn sẽ lấp vào chỗ trống của răng sữa. Thường những răng trước thấp hơn sẽ bị mất trước. Tất cả các răng vĩnh viễn sẽ mọc ở tuổi 13 trừ những răng khôn nó có thể mọc bất kì thời gian nào từ 18 – 25 tuổi.

7. Trẻ em nên dùng loại bàn chải nào?

Có nhiều loại bàn chải có sẵn dành cho trẻ em. Nhưng nên chọn những loại bàn chải có đầu nhỏ, lông bàn chải bằng sợi nylon mềm và phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Cách Chăm Sóc Răng Trẻ Em

Nên chọn những loại bàn chải đầu nhỏ, lông bàn chải mềm cho trẻ.

8. Nguyên nhân gây đau răng ở trẻ là gì?

Bệnh đau răng gây đau đớn và khó chịu, đặc biệt là ở trẻ em, và nguyên nhân chính vẫn là sâu răng. Bởi vì thường xuyên ăn thức ăn có chứa nhiều đường.

Mọc răng cũng là một vấn đề khác gây khó chịu ở trẻ bắt đầu từ sáu tháng tuổi cho đến khi răng trưởng thành mọc đầy đủ. Nếu trẻ cần được giảm đau thì bạn hãy chắc chắn rằng bạn chọn những loại thuốc không có đường và bạn cũng nên kiểm tra với nha sĩ hoặc dược sĩ để chắc chắn về điều đó. Nếu trẻ vẫn tiếp tục bị đau bạn hãy liên lạc với nha sĩ.

9. Nên làm gì nếu trẻ em tỏ ra căng thẳng, lo lắng khi gặp nha sĩ?

Trẻ thường có tâm lý sợ cha mẹ. Vì thế rất quan trọng khi cho trẻ thấy rằng đến gặp nha sĩ thì không có gì phải lo lắng. Cha mẹ cũng cần tránh quát mắng khi trẻ cảm thấy căng thẳng khi ở nha khoa, cần nhẫn nại và hãy cố khuyến khích trẻ đến nha sĩ khi trẻ cần được điều trị. Nếu bạn có một số lo lắng khi đến nha sĩ thì đừng nên thổ lộ với trẻ.

Lần đầu tiên đến nha sĩ có thể làm cho trẻ căng thẳng và lo lắng, tuy nhiên trẻ sẽ được quen dần với nha sĩ và biết phối hợp tốt hơn sau đó. Đến thăm nha sĩ thường xuyên là điều cần thiết để giúp trẻ chăm sóc răng miệng tốt hơn.

Tin tức liên quan

Nha khoa trẻ em - 24.03.2021

Cách Chăm Sóc Răng Trẻ Em

Xem chi tiết
Tổng quát - 22.03.2021

Hướng Dẫn Chải Răng Đúng Cách

Xem chi tiết
Tổng quát - 18.03.2021

Trám Răng Và Những Điều Cần Biết

Xem chi tiết
Nha khoa trẻ em - 17.03.2021

Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Dứt Điểm Chảy Máu Chân Răng

Xem chi tiết