Đặt lịch hẹn
Nha khoa trẻ em - 17.03.2021

Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Dứt Điểm Chảy Máu Chân Răng

1. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là tình trạng nướu và chân răng bị viêm sưng dẫn tới chảy máu, thường gặp nhất do viêm lợi.
Ngoài ra còn các nguyên nhân khác gây chảy máu chân răng như:

  • Chải răng không đúng cách khiến nướu bị chảy máu khi đánh răng.
  • Vệ sinh răng miệng kém.
  • Vôi răng dày bám ở xung quanh kẽ chân răng, tích tụ nhiều vi khuẩn gây tổn thương nha chu.
  • Thiếu các loại Vitamin cần thiết như canxi, Vitamin C, Vitamin K.
  • Dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư máu, tiểu đường, các bệnh về thận, gan.

chảy máu chân răng

2. Cách chữa trị chảy máu nướu và chân răng

Nhiều người xem chảy máu chân răng là một vấn đề bình thường và hay bỏ qua, tuy nhiên nếu để lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng như:

  • Viêm nướu: Vôi răng bám lên kẽ chân răng do vệ sinh răng miệng kém, lâu ngày sẽ dẫn tới nướu viêm sưng và chảy máu.
  • Áp xe răng: Vi chuẩn xâm nhập vào sâu bên trong gây tình trạng nhiễm trùng. Sốt, chảy máu chân răng, đau liên tục là các triệu chứng của áp xe răng.
  • Mất răng: Kéo dài tình trạng viêm nướu, viêm nha chu sẽ khiến nướu có xu hướng tách khỏi răng, lung lay, dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn tới mất răng.

Để điều trị dứt điểm tình trạng này, cách tốt nhất là bạn nên thăm khám răng miệng định kì để bác sĩ vệ sinh, cạo vôi sạch sẽ và đưa ra cách điều trị phù hợp.

Nha Khoa Lê Hoàng với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt lâu năm nhiều kinh nghiệm, đội ngũ phục vụ tận tình, chu đáo cùng với hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại sẽ là lựa chọn uy tín cho khách hàng.

3. Cách chăm sóc và phòng tránh chảy máu chân răng

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày, buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Đánh răng đúng cách: Sử dụng bàn chải mềm, nghiêng bàn chải 45 độ đánh xoay tròn hoặc theo chiều dọc. Không chải răng theo chiều ngang vì sẽ làm mòn men răng và làm nướu bị tổn thương. Đừng quên đánh ở phía mặt trong và cổ chân răng bạn nhé.
  • Uống nước tráng miệng sau mỗi bữa ăn. Dùng nước muối sinh lý súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Không nên sử dụng tăm xỉa răng vì dễ chạm vào nướu gây tổn thương và chảy máu.
  • Bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin như cam, chanh, rau củ quả.
  • Lấy vôi răng định kì 3 – 6 tháng/lần để loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn.

đánh răng tránh chảy máu chân răng

Tin tức liên quan

Nha khoa trẻ em - 24.03.2021

Cách Chăm Sóc Răng Trẻ Em

Xem chi tiết
Tổng quát - 22.03.2021

Hướng Dẫn Chải Răng Đúng Cách

Xem chi tiết
Tổng quát - 18.03.2021

Trám Răng Và Những Điều Cần Biết

Xem chi tiết
Nha khoa trẻ em - 17.03.2021

Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Dứt Điểm Chảy Máu Chân Răng

Xem chi tiết