Đặt lịch hẹn
Tổng quát - 23.03.2021

Bệnh Herpes ở môi là gì? Có nguy hiểm không?

1. Bệnh Herpes môi là gì?

Bệnh Herpes miệng gây ra bởi một loại virus tên là Herpes Simplex (HSV)  làm gây ra những vết phồng rộp da nhỏ có chứa nước và gây đau ở xung quanh miệng, môi, mắt (HSV-1 ) hoặc có thể ở bộ phận sinh dục (HSV-2).

Bệnh Herpes môi là gìBệnh Herpes môi là gì

2. Biểu hiện bệnh Herpes như thế nào?

Ở giai đoạn mới phát, các triệu chứng của HSV – 1 bao gồm mụn nước đau hoặc lở loét xuất hiện ở trong hoặc xung quanh miệng. Các vết loét trên môi còn được gọi là “vết loét lạnh”. Bệnh nhân sẽ cảm thấy xung quanh miệng có những cảm giác ngứa ran, nóng rát khó chịu trước khi xuất hiện những vết lở. 

Sau đó, mụn nước dập vỡ để lại vết trợt, thậm chí hình thành nên những vết loét sâu gây mất thẩm mỹ, một số trường hợp đóng vảy tiết hoặc rỉ dịch. Bệnh diễn ra từ 3 – 4 ngày rồi hết dần trong vài ngày tới và có thể tái phát theo từng đợt. Tuy nhiên, hầu hết người mắc bệnh không có triệu chứng rõ ràng như vậy, đôi khi chỉ thấy đám da màu đỏ, vết trợt da, nứt da,… thậm chí không có triệu chứng gì nhưng virus vẫn bài xuất ra và lây nhiễm cho người khác khi tiếp xúc.

Hầu hết mọi người chỉ mắc bệnh này từ 1 – 2 lần/năm. Loại virus này có thể nhiễm từ thời thơ ấu hoặc trong giai đoạn đầu trưởng thành. Khoảng 1/3 số người có mang mầm bệnh này sẽ tiến triển thành bệnh Herpes môi trong phần đời còn lại. Tuy nhiên vẫn có một số người bị bệnh mà không phải do mang mầm bệnh này. Bệnh Herpes môi thường xuất hiện khi đang mắc một bệnh nào đó chẳng hạn như bị cảm lạnh hay cảm cúm. Ánh sáng mặt trời hoặc tia cực tím thường dấn đến sự tấn công của bệnh, và thỉnh thoảng phụ nữ cũng bị bệnh này trong giai đoạn có kinh nguyệt.

Ngoài ra bệnh Herpes môi còn có các triệu chứng như:

  • Bị sốt
  • Đau họng
  • Sưng hạch cổ
  • Ở trẻ nhỏ có thể chảy nước dãi

Tương tự như HSV – 1, bệnh HSV – 2 thường không có dấu hiệu điển hình hoặc dấu hiệu nhẹ không nhận biết được. Phần đông người bệnh đều không biết bản thân mắc bệnh. Triệu chứng thường thấy nhất ở những bệnh nhân mắc bệnh Herpes loại 2 đó là xuất hiện các vết lở loét ngay tại bộ phận sinh dục, hậu môn. Bên cạnh vết loét, các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng herpes sinh dục có thể bao gồm sốt, đau nhức cơ thể và sưng các hạch bạch huyết. 

3. Bệnh Herpes xảy ra do những nguyên nhân nào?

– Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác mang virus HSV như dao cạo râu, bàn chải, khăn,…

– Lây từ mẹ sang con khi thai phụ nhiễm virus, trẻ sinh ra có sức đề kháng kém.

– Tổn thương ở môi (nứt môi, khô,…), răng – miệng (nhổ, trám răng,…).

– Quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su, giao hợp với nhiều bạn tình,…) là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh.

– Vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ, thụt rửa, chà xát quá mạnh có thể dẫn đến tổn thương, tạo điều kiện cho virus dễ xâm nhập.

– Da và niêm mạc tiếp xúc với vết thương hở có nguồn bệnh virus HSV.

– Giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch (ung thư, AIDS,…), suy nhược cơ thể, căng thẳng tinh thần kéo dài sẽ dễ nhiễm virus HSV.

4. Bệnh Herpes nguy hiểm ra sao?

Các biến chứng của HSV phải kể đến là:

– Gây viêm nướu răng – miệng cấp tính, thường gặp nhất ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi.

– Bệnh gây ra những vết loét ở giác mạc, kết mạc thường khiến người bệnh đau, xốn, chảy nước mắt và rất nhạy cảm với ánh sáng. Về sau có thể dẫn đến mù lòa nếu không điều trị sớm.

– Herpes nếu không được điều trị kịp thời còn dẫn đến viêm não – màng não dạng Herpes cấp tính, đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân. 

– Phát ban dạng thủy đậu là biến chứng khá nguy hiểm của Herpes. Đây được xem là dạng nhiễm virus HSV ngoài ra, có dạng chốc lở, lan nhanh kèm theo các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, cơ thể suy nhược, xuất hiện các chùm mụn nước. Bệnh diễn tiến trong khoảng 7 – 10 ngày, lan rộng và kết nối nhau thành những mảng loét trợt rộng hơn. Tiếp đến có thể dẫn đến bội nhiễm vi trùng Staphylococcus hay Streptococcus.

– Hồng ban đa dạng: là hiện tượng phát ban đối xứng, xuất hiện ở tay, chân với nhiều dạng dát, sần, hoặc mảng chứ không chỉ mụn nước. 

HSV có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bệnh nhân chủ quan, không điều trị kịp thời. Các biến chứng khác có thể là viêm gan, viêm đường hô hấp, viêm khớp. Trẻ sơ sinh, nhiễm HSV-2 có tiên lượng xấu hơn nhiễm HSV-1. Các biến chứng trong giai đoạn tái phát thường ít xảy ra và nhẹ hơn sơ phát. Các biến chứng khác như đau dây thần kinh ngoại biên, viêm màng não, viêm não, liệt dây thần kinh sọ não, nhức đầu.

5. Cách phòng ngừa và chữa bệnh Herpes môi

Một khi đã mang virus này trong người thì nó vẫn còn tồn tại trong cơ thể và chờ dịp để tái phát vì thế rất khó tránh để không mắc lại. Việc tái phát thường xuyên hay không là tùy vào thể trạng của mỗi người. Thông thường, bệnh Herpes môi có thể tự khỏi mà không cần điều trị trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên nếu tình trạng sức khỏe của bạn không tốt dẫn đến hệ miễn dịch yếu thì khi đó bệnh sẽ kéo dài và lúc này bạn nên đến bác sĩ. Nếu thường xuyên bị bệnh tấn công thì bác sĩ sẽ kê toa cho bạn loại thuốc chống vi khuẩn để chữa trị.

Một số loại kem như là Aciclovir và Penciclovir có thể làm dịu cơn đau, vết loét và làm cho nó lành nhanh chóng. Bạn có thể mua aciclovir tại các nhà thuốc nhưng Penciclovir thì phải được kê toa bởi bác sĩ. Cả hai loại thuốc này nên được bôi càng sớm càng tốt khi mà bệnh bắt đầu phát triển và phải được bôi thường xuyên.

Cách phòng ngừa và chữa bệnh Herpes môi

Trường hợp những người đang nuôi con bằng sữa mẹ và bị bệnh Herpes môi vẫn có thể tiếp tục cho con bú sữa mẹ và không nhất thiết phải ngừng lại. Tuy nhiên, không nên hôn trẻ đặc biệt là những vùng gần mũi và mắt trẻ vì khi đó rất dễ lây bệnh cho trẻ.

6. Bệnh Herpes có thể bị ở các vùng khác trên cơ thể ngoài môi không?

Virus gây bệnh Hecpet môi có thể gây ra những bệnh tương tự trên các vùng khác của cơ thể như là ngón tay, mắt, mũi và bộ phận sinh dục.

Bệnh Herpes môi có thể lây và truyền vi khuẩn qua người khác bằng cách tiếp xúc gần (chẳng hạn như hôn nhau). Bệnh dễ lây nhất khi chúng đang lên mụn rộp. Quan trọng là tránh đụng chạm vào những mụn rộp vì có thể truyền vi khuẩn từ tay qua người khác, thậm chí là vào mắt (tuy nhiên trường hợp này là rất hiếm). Không nên tương tác với những người đang mắc bệnh như ăn cùng một đồ dùng, sử dụng chung son môi, hôn nhau,… Tránh châm chọc, ngắt véo, làm vỡ những mụn giộp vì nó có thể gây nhiễm trùng.

 

Tin tức liên quan

Tổng quát - 16.03.2024

Răng Lấy Tủy Có Tồn Tại Được Hết Đời Không?

Xem chi tiết
Tổng quát - 09.03.2024

Viêm Chân Răng

Xem chi tiết
Tổng quát - 06.03.2024

Đau Nhức Răng Hàm Trên

Xem chi tiết
Tổng quát - 01.03.2024

Nhổ Răng Khôn

Xem chi tiết